Những món ăn bồi bổ sức khỏe cho người bị ung thư

0
2860
Món ăn dành cho bệnh nhân ung thư
Những món ăn bồi bổ sức khỏe

Khái niệm dùng dinh dưỡng trong điều trị bệnh từ lâu là một vấn đề không thể bàn cãi. Trong cuốn Hoàng Đế Nội Kinh- cuốn sách viết về học thuyết Trung y lâu đời nhất, cũng nói rằng món ăn cũng quan trọng như thuốc trong việc điều trị bệnh. Đối với bệnh nhân ung thư, chế độ ăn theo thuyết của Trung y giúp họ cải thiện sức khỏe, tăng sức đề kháng cho cơ thể, giúp mau lành bệnh, giúp giảm thiểu khả năng tái ung thư và ung thư di căn. Vậy những món ăn nào bồi bổ cơ thể cho người điều trị ung thư? Thắc mắc sẽ được Mật Ong Sơn La giải đáp ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Như chúng ta đã biết, cả hóa trị và xạ trị đều là những liệu pháp điều trị ung thư xâm lấn, chúng giúp diệt tế bào ung thư, nhưng đồng thời cũng phá hủy các tế bào lành tính. Chúng gây ra rất nhiều tác dụng phụ và phản ứng độc hại cho cơ thể. Vì thế, các bệnh nhân ung thư đều cần một chế độ ăn dinh dưỡng phù hợp để giúp họ tăng cường và nhanh chóng phục hồi sức khỏe.

Những món ăn nào tốt cho sức khỏe trong thời kỳ xạ trị ung thư?

Theo quan điểm của Đông y, các tia phóng xạ được xem là “nhiệt độc” và “hỏa độc” vì chúng làm mất dịch trong cơ thể, khiến bệnh nhân ung thư thấy nóng nảy trong người như: viêm họng, khát nước, bứt rứt và có nước tiểu vàng. Xạ trị gây tổn thương cho bộ phận cơ thể tại chỗ hay toàn thân còn tùy thuộc vào phần cơ thể bị xạ, nhưng những triệu chứng thường gặp là khô miệng, đau miệng, kém ăn, tiêu chảy, suy tủy, và suy giảm miễn dịch. Chế độ dinh dưỡng theo Đông y có thể giúp giảm các tác dụng phụ, đồng thời giúp nâng cao hiệu quả của xạ trị.

Các loại thực phẩm được khuyên ăn là: cải bó xôi, cải thảo, rau cần, rau dền, rong biển, nấm, bông cải, khoai tây, giá (đỗ), khổ qua, cà tím, dưa leo, bầu, bí, mướp, dưa hấu, lê, quýt, cam, hồng, nho, đào, chuối, sung, mật ong rừng, mía, hàu, đậu xanh, đậu, mộc nhĩ, bách hợp, hạt sen, táo tàu, khoai lang, đào nhân, củ sen, đậu rồng.

Sau xạ trị, sức đề kháng của cơ thể giảm sút, dẫn đến hồng cầu và bạch cầu giảm. Các loại thảo dược như sâm, hoàng kỳ, đẳng sâm, nấm linh chi, nữ trinh tử, kỷ tử, táo tàu có thể được thêm vào thực đơn hàng ngày để giúp sản sinh tế bào máu.

Bệnh nhân cũng không nên ăn thức ăn cay và chiên nhiều dầu mỡ. Nên chọn ăn đa dạng các nhóm thực phẩm, bao gồm nhiều rau củ quả và ngũ cốc để giúp ngon miệng đồng thời giúp tránh táo bón.

Công thức các món ăn bồi bổ cho bệnh nhân trong thời kỳ xạ trị

  • Công thức 1:

-Dùng 60g hạt sen+60g bách hợp khô.

-Nấu với 1 lít nước trong vòng 1 giờ. Nêm với muối. Dùng ấm.

Có tác dụng thanh nhiệt, bao gồm các triệu chứng như viêm họng, khát nước, bứt rứt, nổi nhiệt miệng, và tiểu buốt.

  • Công thức 2:

-30g nấm linh chi+15g sâm+ 60g hoàng kỳ+15g nữ trinh tử.

-Nấu với 1 lít nước rồi uống như trà.

Có tác dụng tăng sức đề kháng cho cơ thể, làm giảm sự mệt mỏi và tăng cường thể lực

Món ăn trong giai đoạn phục hồi sau xạ trị

Những người bệnh trải qua quá trình điều trị thường bị kiệt sức và thiếu dinh dưỡng cho các chức năng hoạt động bình thường. Vì thế, một chế độ dinh dưỡng cân bằng có thể giúp họ giảm tình trạng suy dinh dưỡng, giúp tái tạo năng lượng và tăng cường hệ miễn dịch, giúp làm ngắn thời gian phục hồi, nâng cao chất lượng sống và giảm rủi ro bị tái ung thư.

Chế độ dinh dưỡng đề nghị bao gồm các loại thực phẩm giàu calo, giàu xơ, giàu đạm, đa dạng và kết hợp các nhóm thực phẩm với nhau. Các nghiên cứu lâm sàng và thống kê cho thấy điều này giúp sức tốt cho các bệnh nhân ung thư phục hồi.

những món ăn bổ dưỡng cho bệnh nhân ung thư

Trái cây tươi, rau cải, các loại hạt và thực phẩm có nguồn gốc thực vật là các loại thức ăn tốt cho sức khỏe. Trung y đặc biệt đề nghị chọn các loại thực phẩm sau: khoai lang, cà rốt, củ cải trắng, bắp cải, khổ qua, dưa hấu, cam, quýt, chuối, măng tây, bắp, tỏi, khoai tây, nấm, bông cải xanh, cần tây, cà tím, ớt chuông, dưa leo, đu đủ, mướp, và giá đậu nành.

Các công thức món ăn cho bệnh nhân trong thời kỳ phục hồi sau ung thư

  •  Súp sâm và hạt sen

Chỉ định: Chứng âm hư. Có các triệu chứng như chóng mặt, thở ngắn, nói không ra hơi, bứt rứt và đổ mồ hôi.

Nguyên liệu: 9g nhân sâm châu Á+ 60g hạt sen

Chế biến: Rửa sạch các nguyên liệu, ngâm trong nước lạnh 4 tiếng đồng hồ, thêm đường phèn và nấu trong vòng một tiếng đồng hồ.

Công dụng: Khuyến khích sự tăng sinh khí, kiện tỳ bổ thận, an thần.

  • Kẹo

Chỉ định: Chứng huyết hư. Có các triệu chứng như da nhợt nhạt, da khô, chóng mặt, hồi hộp, mất ngủ, tê tứ chi và rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ.

Nguyên liệu: 60g hồng táo + 60g đậu phộng (đỏ)

Chế biến: Rửa sạch các nguyên liệu, nấu với 700ml nước, để lửa liu riu, đến khi còn 3 phần thì thêm mật ong vào và nấu sao cho hỗn hợp trở nên đông đặc.

Công dụng: Bồi bổ khí huyết.

  •  Xúp thịt vịt nấu với đông trùng hạ thảo

Chỉ định: Phế thận âm hư. Có các triệu chứng như khó thở, bứt rứt, ra mồ hôi đêm, cơn bốc hỏa, đau nhức lưng, mỏi gối, xuất tinh.

Nguyên liệu: 60g thịt vịt+ 15g đông trùng hạ thảo

Chế biến: Ướp thịt vịt và đông trùng hạ thảo với chút muối, cho vào lồng hấp với 300ml nước. Hấp với lửa lớn trong vòng 60 phút.

Công dụng: Bổ phế, thận

  •  Cháo thảo dược

Chỉ định: Tỳ khí hư sinh đàm ẩm. Có các triệu chứng như khó chịu, bứt rứt, sức khỏe yếu, ăn uống kém, da nổi mẩn, tiêu lỏng.

Nguyên liệu: 20g phục linh + 20g bạch truật + 30g ý dĩ+ 15g hạt kê+ 10g bột nấm vân chi

Chế biến: Nấu 2 loại thảo dược đầu 1,2 lít nước trong 40 phút, giữ nước bỏ bã, thêm vào ý dĩ và hạt kê, nấu trên lửa liu riu đến khi nước súp trở nên đặc. Tắt lửa, thêm vào bột nấm vân chi.

Công dụng: Kiện tỳ và loại trừ đàm ẩm.

Với những món ăn bồi bổ cho bệnh nhân ung thư trên sẽ giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục sức khỏe tăng cường khả năng miễn dịch chống lại ung thư tái phát.

Bài trướcNhững sai lầm nghiêm trọng khi giải rượu
Bài tiếp theoNên uống nghệ và mật ong lúc nào tốt nhất
https://matongsonla.vn Chuyên phân phối mật ong nguyên chất từ rừng núi sơn la với chất lượng đảm bảo nhất. Điện thoại liên hệ : 0965305682.