Đã có rất nhiều người cho rằng mật ong rừng bị kết tinh hay còn gọi là bị đóng đường là do mua phải mật ong giả, mật ong bị pha với nước đường. Nhưng sự thật, cái kết tinh đó mới chính là dấu hiệu của mật ong có chất lượng cao. Đừng vứt đi vội vàng, trừ khi bạn muốn lãng phí thức ăn ngon. Vậy nếu không phải hàng giả thì tại sao mật ong rừng lại bị kết tinh (đóng đường)? Bài viết này Mật Ong Sơn La sẽ giúp bạn hiểu đúng hơn về mật ong rừng và có cái nhìn chính xác hơn.
Tại sao mật ong rừng nguyên chất lại bị đóng đường (kết tinh)
Kết tinh (đóng đường) là gì?
Kết tinh hay còn gọi là đóng đường là trạng thái mật ong chuyển từ dạng lỏng sang dạng hạt (bao gồm hạt mịn và hạt to). Đầu tiên chúng sẽ kết tinh ở dạng huyền phù (mịn) sau đó sẽ chuyển sang kết tinh ở dạng hạt. Tùy từng loại mật mà kết tinh có nhiều dạng khác nhau như: kết tinh ở đáy chai, ở miệng chai hoặc ở cả 2 (cả đáy và miệng). Đặc biệt mật ong rừng Mộc Châu – Sơn La thường kết tinh dạng mịn như phù sa.
Nguyên nhân khiến mật ong bị đóng đường?
Mật ong nguyên chất chứa một số hỗn hợp của hai loại đường chính đó là Glucose (khoảng 31%) và Fructose (khoảng 38,5%). Ở nhiệt độ 20độ C hoặc thấp hơn thì dung dịch nước đường 70% sẽ bão hòa và xuất hiện kết tinh ở đáy chai. Thực chất mật ong chính là dung dịch đường nhưng đặc hơn nhiều so với đường thông thường từ 75- 80% cho nên nó rất dễ dàng bị kết tinh.Hàm lượng đường glucose (khoảng 35-40%) bị tách nước và tạo thành dạng tinh thể hay còn gọi là mầm kết tinh. Vì vậy mật ong nào có hàm lượng glucose càng cao thì càng dễ bị kết tinh. Bên cạnh đó, mật ong thô còn lẫn những mảnh vụn sáp, phấn hoa, bọt nhỏ cũng chính là nguyên nhân gây ra mầm kết tinh.
Yếu tố nào ảnh hưởng đến quá trình kết tinh của mật ong?
Nhiệt độ: – Từ 14 – 20 độ mật ong dễ bị kết tinh nhất
– Dưới 10 độ mật không bị kết tinh mà chỉ dẻo, đặc quánh lại
– Trên 27 độ kết tinh sẽ bị tan chảy (nếu bảo quản mật ở nhiệt độ này cũng sẽ không bị kết tinh)
Ngoài ra còn các yếu tố khác như: hàm lượng nước, lượng đường fructose, phấn hoa… như đã nói trên cũng chính là yếu tố khiến mật dễ bị kết tinh.
Mật ong nào dễ bị kết tinh?
Trong tất cả các loại mật ong thì mật ong rừng là loại dễ kết tinh nhất so với các loại mật ong khác như hoa nhãn, vải, hoa tràm (những loại này thường có hàm lượng nước cao) và mật ong qua xử lý công nghiệp không thể kết tinh.
Mật ong giả hay mật ong pha đường có kết tinh không?
Mật ong pha nước đường thường loãng hơn mật ong nguyên chất nên nó ít bị kết tinh hơn, hoặc nếu nấu đặc thì sẽ có kết tinh một lớp mỏng ở đáy chai. Ngoài ra đường kết tinh của mật ong giả, pha đường sẽ đóng thành cục rất cứng và khó tan hơn loại đường kết tinh tự nhiên. Ngược lại đường kết tinh trong mật ong nguyên chất rất mịn và dễ dàng tàn ngay trong miệng, đặc biệt mùi vị cũng thanh mát hơn.
Hy vọng bài viết này sẽ giúp các bạn quan tâm đến sản phẩm Mật Ong Rừng nguyên chất hiểu rõ hơn về lý do tại sao mật ong nguyên chất lại kết tinh và giúp người tiêu dùng có một sự lựa chọn đúng đắn hơn.