Làng nghề nuôi ong mật và cái tết 2014

0
9765
hình ảnh về người nuôi ong mật

Chúng ta đã biết để tạo ra sản phẩm mật ong nguyên chất thơm ngon, những giọt mật dành tặng cho cuộc sống hàng ngày của con người là sự cần cù  của  những chú Ong chăm chỉ, sự cần mẫn và công sức lớn của những người nuôi ong. Năm mới gần kề, Mật Ong sơn la xin giới thiệu với bạn bài phóng sự ngắn về cuộc sống của người nuôi ong thường ngày, và họ đón tết như thế nào ? Cùng với Mật Ong Sơn La chúng ta sẽ điểm qua một vài mô hình điển hình và quá trình phát triển của một làng nghề nuôi ong mật tại 1 miền núi nghèo huyện Quảng Bình. . 

Vùng đất lành cho ong phát triển

Những ngày giáp Tết Giáp Ngọ 2014, huyện miền núi Tuyên Hóa (Quảng Bình) càng rộn ràng, tấp nập dòng người qua lại. Từ địa phương nghèo đói, lạc hậu, huyện miền núi này đang trở nên giàu có nhờ phát triển nghề nuôi ong mật. Nhờ đó, cuộc sống thường ngày cũng như cái Tết đang cận kề năm nay của người dân trở nên ấm áp, bình an và đủ đầy hơn trước.

nuôi ong mật là nghề có thể giúp bà con vùng núi đổi đời
Nuôi Ong Mật

Ông Nguyễn Khắc Nhâm (xã Nam Hóa) thăm vườn ong mật

Trở lại thời kỳ năm 1996, được sự hỗ trợ của dự án “An toàn lương thực” do chính phủ Đức tài trợ với sự hợp tác của Trung tâm nghiên cứu phát triển ong mật Việt Nam, người dân Tuyên Hóa đã bắt đầu làm quen với nghề nuôi ong mật. Là địa bàn vùng núi, nhiều đồi rộng, độ che phủ của rừng ngày càng được chú trọng, nên việc nuôi ong rất thuận lợi đối với người dân nơi đây.

Lại thêm nghề nuôi ong không tốn nhiều thời gian và công sức nhưng cho thu nhập cao nên mô hình nuôi ong nhanh chóng được nhân rộng trên địa bàn huyện. Theo đó, từ 50 hộ gia đình đầu tiên nuôi 50 đàn ong thí điểm, đến nay, con số ấy đã tăng lên 3.230 đàn, với 170 hộ gia đình nuôi. Trong đó, Kim Hóa là xã có nhiều hộ nuôi ong nhất với 120 hộ với 170 đàn ong.

Để nuôi được ong tốt, cần đặt các thùng nuôi trong vườn rộng, nhiều cây xanh nhưng phải thoáng sạch. Ong thường đi ăn mật khá xa, cách bán kính thùng nuôi từ 2 đến 3km. Vốn bản năng tự kiếm mật nên thức ăn của ong thường tự chúng lựa chọn và lo liệu. Chỉ cần am hiểu kỹ thuật nuôi, theo dõi sự phát triển hàng ngày của ong là được.

Để tạo điều kiện ong dễ dàng sinh sôi phát triển cần chú ý vệ sinh thùng nuôi, không gian sống và đổi giống sau 2 năm nuôi. Theo những người có kinh nghiệm, ong phát triển mạnh từ tháng 3 đến tháng 6. Vì vậy thời gian này nên theo dõi thường xuyên để xử lý kịp thời khi có biến cố.

Anh Xuân Minh (thị trấn Đồng Lê) nhớ lại: có lần, đang ngủ trưa, thấy ong bay vào nhà, mà không chịu đi ăn mật, đoán chuyện chẳng lành, anh ra thì thấy bầy ong lạ đang xông vào cắn phá đàn ong nhà. Còn ông Mai Văn Thiệu, Chủ tịch Hội nuôi ong huyện Tuyên Hóa cho biết: Công tác dạy kỹ thuật nuôi ong cho bà còn rất được huyện chú trọng. Hộ gia đình nào cần tư vấn về kỹ thuật nuôi, nguồn giống và chăm sóc ong mật, chúng tôi sẵn sàng giúp đỡ.

Tết ấm no hơn nhờ nghề nuôi ong mật

Với việc lựa chọn nghề nuôi ong, những năm gần đây, nhiều hộ dân ở huyện miền núi Tuyên Hóa đã và đang thoát nghèo, vươn lên làm giàu từ nghề này. Trung bình mỗi năm, Hội nuôi ong huyện Tuyên Hóa thu nhập hơn 3 tỷ đồng từ bán mật và ong giống. Mỗi chai mật ong thơm ngon , người dân thu được từ 250 đến 300 nghìn đồng. Riêng ong giống được bán với giá rất cao, mỗi đàn bán được từ 750 đến 800 nghìn đồng.

Gắn với nghề nuôi ong từ khi Hội nuôi ong huyện Tuyên Hóa thành lập, ông Mai Văn Thiệu (tiểu khu 4, Đồng Lê) là hộ gia đình đi đầu trong công tác nuôi và phát triển ong mật. Từ chỗ nuôi 1 đàn ong thí điểm năm 1996, đến nay gia đình ông đã có 170 đàn. Mỗi năm, gia đình ông bán ra thị trường từ 300- 400 đàn ong giống.

Tính trung bình mỗi năm, “vườn ong” mang lại thu nhập cho gia đình ông Thiệu khoảng 150 triệu đồng, có năm lên tới 170 triệu đồng. Khi hỏi về bí quyết của nghề nuôi ong, ông Thiệu chỉ cười rồi chia sẻ: “Chẳng có bí quyết gì đâu. Ai nuôi ong cũng được cả. Chỉ có điều trước khi xác định nuôi nó, mình phải am hiểu kỹ thuật, hiểu tính ong và chọn cho nó khoảng vườn thích hợp là được”.

Tết cận kề, sức mua mật ong của thị trường cũng tăng đột biến. Nhiều người dân trở nên sung túc, ấm no hơn nhờ nghề nuôi ong lấy mật. Tuy nhiên, muốn phát triển một cách bền vững, lâu dài, địa phương cần có nơi thu mua tập trung. Hiện nay, hầu hết các hộ gia đình nuôi ong đều phải mang mật đi bán sỉ và lẻ cho các đầu mối chợ, cửa hàng.

“Số lượng đàn ong ngày càng được nhân rộng trên địa bàn huyện, hứa hẹn mang lại nguồn thu lớn cho nhiều người dân. Vì vậy, hướng giải quyết “đầu ra” cho mật ong vẫn là điều mà người dân và chúng tôi đang trăn trở. Thời gian tới, để hỗ trợ cho việc tiêu thụ sản phẩm, huyện sẽ xây dựng thương hiệu cho mật ong Tuyên Hóa”, ông Thiệu hy vọng.

 

Bài trướcMật Ong Nguyên chất giúp phụ nữ eo thon gọn gàng
Bài tiếp theoMặt nạ mật ong cà chua dưỡng da cực tốt
https://matongsonla.vn Chuyên phân phối mật ong nguyên chất từ rừng núi sơn la với chất lượng đảm bảo nhất. Điện thoại liên hệ : 0965305682.