Nhiều khách hàng từng có thắc mắc với chúng tôi là “mật ong tốt có thể để được bao lâu?” và “làm cách nào để nhận biết được mật ong bị hỏng?“. Để tìm ra câu trả lời cho câu hỏi trên, chúng ta hãy tìm hiểu và khám phá khoa học xem nhé!
Mật ong để được bao lâu
Tuy chưa thể biết chính xác được con người bắt đầu sử dụng mật ong khi nào, nhưng theo thông tin được dịch từ Reddit thì một lượng mật ong lâu đời nhất từng được tìm thấy ở Georgia. Điều kỳ lạ ở chỗ chúng được đánh giá tới hơn 5000 năm tuổi, vượt quá xa so với những gì chúng ta tưởng tượng. Và tất nhiên lượng mật ong được tìm thấy này vẫn có vị thơm ngon.
Đây thực sự là một điều kỳ diệu. Bên cạnh hương vị thơm ngon, nó là thứ thực phẩm duy nhất có thể để hàng ngàn năm mà không hỏng.
Nguyên nhân gì giúp mật ong để được lâu như thế?
Có 3 nguyên nhân chính dưới đây giúp bảo quản mật ong được lâu hơn bình thường.
- Thành phần hóa học trong mật ong chiếm đến 70% là đường tự nhiên và có đặc tính hóa học là hút ẩm. Vì vậy trong những môi trường gần như không có độ ẩm thì vi khuẩn không thể phát triển được.
- Độ PH của mật ong là từ 3 – 4, có khoảng 18% thành phần là nước nên môi trường trong mật có tính acid. Tính acid này sẽ giết chết gần như mọi vi sinh vật muốn phát triển trong mật ong.
- Trong dạ dày của ong thợ chứa enzyme glucose oxydase, trong quá trình tạo thành mật những chú ong thợ sẽ nhả enzym này trộn lẫn với mật hoa rồi thủy phân glucose tạo ra acid gluconic và hydroxy peroxide có tính khử trùng và khách khuẩn mạnh. Chính tính kháng khuẩn này sẽ giúp chống lại những thứ gây hại phát triển trong mật ong.
Lịch sử phát hiện và trải nghiệm mật ong của con người từ xa xưa
Từ thời xa xưa, con người đã biết thu lượm mật ong. Những bức vẽ trong các hang động được tìm thấy ở Valencia, Tây Ban Nha cho thấy con người đã biết thu hái mật ong từ hơn 8.000 năm trước. Bức tranh được vẽ trên đá ở Mesolithic vẽ hai người đang thu hái mật ong từ một tổ ong rừng. Bức tranh mô tả người cổ đại mang theo thùng hoặc bầu đựng và dùng thang hoặc dây để trèo lên tổ ong rừng.
Theo như thông tin ban đầu mà Mật Ong Sơn La có giới thiệu tới bạn đọc chính là các nhà khảo cổ đã tìm thấy dấu vết mật ong trên bề mặt đất sét khi khai quật ngôi mộ cổ có niên đại cách đây 4.770 – 5.500 năm ở Georgia. Ở Georgia cổ đại, mật ong cùng với bồ đề, các loại quả mọng và những loại hoa khác đã được chôn cùng với người chết.
Ở Ai Cập cổ đại, mật ong đã được dùng như một chất tạo ngọt cho các loại bánh, và thêm vào trong nhiều món ăn khác. Người Ai Cập và Trung Đông cổ đại cũng thích sử dụng mật ong để ướp xác người chết cũng như trong việc tế tự. Như vậy, ngoài mật ong dùng trong các nhu cầu cuộc sống bình thường thì nó còn có khá nhiều công dụng đặc biệt khác nữa.
Mật ong để lâu có tốt không?
Theo quan niệm dân gian, mật ong để càng lâu thì càng tốt. Tuy nhiên đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm. Và trên thực tế đã xảy ra trường hợp sử dụng mật ong để 23 năm kết hợp cùng với một số vị thuốc khác để chữa ho. Ho hết sau 10 ngày nhưng sau đó thì những căn bệnh khác lại nảy sinh.
Bởi khi mật ong để quá lâu thì hương thơm, mùi vị sẽ giảm dần không còn được như ban đầu. Cùng với đó là các enzym quý cũng sẽ biến mất, các giá trị dinh dưỡng sẽ không còn.
Mật ong để quá lâu không được bảo quản tốt còn được xem là chất độc. Do đó, dù mật ong không bị hư hỏng nhưng thời gian đã quá 2 năm thì tốt nhất là nên bỏ đi.
Bài viết có thể bạn quan tâm:
- Vì sao không nên sử dụng mật ong để quá lâu
- Sự thực về mật ong đóng đường và mật ong giả
- Lý giải mật ong thật có bị kiến bu không?
- Hướng dẫn bảo quản mật ong đúng kỹ thuật
Cách nhận biết mật ong bị hỏng
Bạn có thể nhận biết mật ong bị hỏng bằng cách quan sát dựa trên 3 yếu tố: màu sắc, mùi thơm, hương vị của mật ong.
Đối với mật ong đã để trên 03 năm ở điều kiện và nhiệt độ bình thường thì có thể nhận biết như sau:
Màu sắc: Mật ong khi mới thu hoạch sẽ có màu vàng óng và trong. Nếu càng để lâu sẽ chuyển dần sang màu tối sậm hoặc màu đen, bị vẩn đục. Tuy nhiên cách nhận biết này không áp dụng đối với những tổ mật ong rừng thu hoạch lúc già. Bởi mật ong rừng đã già thì cũng có màu đen và rất đặc.
Ngửi: Hương thơm đặc trưng tự nhiên của mật ong để lâu sẽ giảm đi rất nhiều. Thậm chí với mật ong bị hỏng hoàn toàn sẽ dễ lên men và sinh ra mùi khó chịu, có mùi chua và hắc.
Nếm: Mật ong bình thường sẽ có vị ngọt thanh, đôi khi xen lẫn chút ít chua. Mật để càng lâu khi bị hỏng sẽ có vị chua nhiều, vị ngọt giảm. Trong một số trường hợp mật ong bị hỏng còn có thêm vị đắng và cay do lên men. Có bọt trên bề mặt và mùi rượu rõ ràng.
Những nguyên nhân khiến mật ong trở nên nhanh bị hỏng.
Dưới đây là những chia sẻ cho bạn đọc được biết những nguyên nhân làm cho mật ong bị hỏng để bạn cần tránh khi sử dụng.
Mật bị nhiễm khuẩn
Nguyên nhân chủ yếu là do các nguồn hoa, bụi, không khí có lẫn vi khuẩn. Chai, lọ dùng để chứa mật không được vệ sinh sạch sẽ. Hoặc do con ong bị nhiễm, dính thuốc kháng sinh từ người nuôi ong.
Mật ong chứa chất độc hại trong quá trình hút mật
Với nguồn ong nuôi từ các trang trại bạn có thể hoàn toàn yên tâm từ các loại hoa vì chúng ta biết rõ ràng nguồn mật lành tính từ các nhà vườn.
Đối với mật ong rừng dã sinh thì bạn không thể biết chính xác nguồn gốc các loài hoa mà ong hút mật là độc hay lành tính.
Bảo quản không đúng cách
Việc bảo quản mật ong đúng cách rất quan trọng. Nếu bạn bảo quản không đúng cách sẽ dẫn đến việc mật ong bị nhiễm khuẩn và không còn đủ giá trị dinh dưỡng như lúc ban đầu.
Việc bạn đóng mở nắp thường xuyên sẽ khiến cho vi khuẩn, độ ẩm bên ngoài không khí lọt vào trong hũ mật làm cho lượng nước cho phép trong mật ong tăng cao (hơn 20%) và làm cho mật ong trở nên dễ lên men hơn. Từ đó khiến cho tình trạng mật ong bị hỏng nhanh hơn bình thường.
Nếu để mật trong môi trường có ánh nắng mặt trời hoặc nhiệt độ cao sẽ dẫn đến tình trạng mật ong ngả màu nhanh hơn. Làm cho hàm lượng HMF trong mật tăng nhanh gây nguy hiểm cho sức khỏe của người tiêu dùng.
Như vậy, để mật ong trở thành một loại thực phẩm tốt cho sức khỏe chúng ta chỉ nên sử dụng trong vòng 02 năm và nên biết rõ nguồn gốc loại mật cũng như tìm mua tại những địa chỉ cung cấp mật ong uy tín nhất.